Mạt đại Hoàng hậu Uyển_Dung

Tuyển chọn tranh chấp

Lúc bấy giờ, Tuyên Thống hoàng đế Phổ Nghi tuy đã tuyên bố thoái vị, Hoàng đế chỉ mang tính chất quân chủ lập hiến, không có quyền lực, nhưng hôn sự của Hoàng đế vẫn là vấn đề trọng đại của triều đình Mãn Thanh đang lụi tàn.

Năm 1920, vào lúc Phổ Nghi 15 tuổi, có chính khác của chính phủ Dân Quốc đề nghị hôn nhân cho vị Hoàng đế đang thành niên. Ngày 20 tháng 11 năm đó, tờ 《Tiểu công báo》 có “Thanh Đế nghị hôn” vấn đề, đề cập rằng Tổng thống Từ Thế Xương có ý định đem con gái của chính mình gả cho Tuyên Thống Đế. Sang ngày 25 tháng 11, tắc có “Nghị hôn tin tức”, các vị Thái phi từ chối hôn nhân của Từ Thế Xương, nói rằng Hoàng đế nên đến tuổi như Thanh Mục Tông cùng Thanh Đức Tông, vào năm 17 tuổi mới bàn đến hôn nhân. Tuy Từ Thế Xương bị khước từ, nhưng rồi các Thái phi cũng từ đó chú ý đến vấn đề hôn nhân của Phổ Nghi, bắt đầu để mắt đến việc chọn các con gái thuộc quý tộc Mông Cổ hoặc quan lại Mãn Châu, danh gia vọng tộc, mới xứng đáng vị trí Hoàng hậu tương lai.

Từ năm 1921, lựa chọn đã chính thức bắt đầu quá trình. Rất nhiều người bị tuyển, rồi đào thải, cuối cùng còn lại 4 người: con gái của Vinh Nguyên là Quách Bố La thị, con gái của Đoan Cung là Ngạch Nhĩ Đức Đặc thị, con gái Hành Vĩnh là Hoàn Nhan thị, và cuối cùng là con gái của Dương Thương Trát Bố là Bát Nhĩ Tế Cát Đặc thị, tất cả đều xuất thân quý tộc, không gia đình giàu có thì cũng là dòng dõi cao quý.

Cuối cùng kết quả chúng ta đều biết, Quách Bố La thị là Hậu, Ngạch Nhĩ Đức Đặc thị là Phi. Dựa theo cách nói của Phổ Nghi, quá trình lựa chọn như sau:

Uyển Dung thời trẻ

照片送到了养心殿,一共四张……便不假思索地在一张似乎顺眼一些的相片上,用铅笔画了一个圈。这是满洲额尔德特氏端恭的女儿,名叫文绣……这是敬懿太妃所中意的姑娘。这个挑选结果送到太妃那里,端康太妃不满意了,她不顾敬懿的反对,硬叫王公们来劝我重选她中意的那个,理由是文绣家境贫寒,长的不好,而她推荐的这个是个富户,又长的很美。她推荐的这个是满洲正白旗郭布罗氏荣源家的女儿,名婉容。

...

Ảnh chụp đưa đến Dưỡng Tâm điện, tổng cộng 4 trương[5],... (Ta) không nghĩ ngợi nhiều mà liền khoanh 1 vòng tròn vào 1 bức ảnh mà ta thấy thuận mắt nhất trong đống ảnh đó. Đây là Mãn Châu Ngạch Nhĩ Đức Đặc thị, con gái Đoan Cung, tên là Văn Tú,... là cô nương được Kính Ý Thái phi vừa ý nhất.

Kết quả lựa chọn đưa đến chỗ các Thái phi, nhưng Đoan Khang Thái phi không hài lòng, không màng đến sự phản đối của Kính Ý Thái phi, bèn nói các Vương công đến khuyên ta chọn người theo ý bà, vì Văn Tú gia cảnh bần hàn, tướng mạo trông không đẹp, mà (Đoan Khang Thái phi) lại đề cử cô gái con nhà phú hộ, dáng vẻ lại xinh đẹp. Đó là Mãn Châu Chính Bạch kỳ Quách Bố La thị, con gái Vinh Nguyên, tên Uyển Dung

— Lời tự thuật của Tuyên Thống Đế khi chọn lập Hậu, Phi[6]

Quá trình này, theo cách nói của đám người Phổ Giai (溥佳) tường thuật lại, cả Quách Bố La thị cùng Ngạch Nhĩ Đức Đặc thị đều biểu thị sự chống đối ngầm giữa các thế lực lúc bấy giờ. Vào năm 1922, khi diễn ra quá trình tuyển chọn, các Thái phi đã ngấm ngầm kình cựa nhau, Một là góa phụ của Thanh Mục Tông, tức là Kính Ý Thái phi Hách Xá Lý thị, một bên kia là Đoan Khang Thái phi Tha Tha Lạp thị, góa phụ của Thanh Đức Tông. Căn cứ cách nói của Phổ Giai, Uyển Dung có sự hỗ trợ từ Đoan Khang Thái phi cùng Tái Đào (载涛), còn Văn Tú có sự ủng hộ từ Kính Ý Thái phi cùng Tái Tuân (载洵). Nơi này cũng có thể nhìn ra, hai người đều có tương đương bối cảnh, mỗi người đều có một vị Thái phi cùng một vị Hoàng thúc duy trì thế lực. Việc chọn Hậu-Phi này trên thực tế thể hiện mâu thuẫn giữa Thái phi cùng với phái Tông thất.

Nói đến đây, ông ngoại của Uyển Dung là Bối lặc Dục Lãng - cha ruột của mẹ kế của bà là Hằng Hương, vốn lại có quan hệ rất thân thiết với Tái Đào, tựa hồ đây chính là nguyên nhân khiến Tái Đào ủng hộ Uyển Dung. Hơn nữa, Đoan Khang Thái phi cùng Uyển Dung cũng có quan hệ thông gia sâu sắc. Từ khi trước có nói, vợ cả của Vinh Nguyên, Bát Nhĩ Tế Cát Đặc thị, là cháu chắt của Đại học sĩ Kỳ Thiện, tổ phụ của Bát Nhĩ Tế Cát Đặc thị là Cung Thang (恭镗) - người đã nghênh thú Tha Tha Lạp thị, vốn là Tam cô cô của Đoan Khang Thái phi. Như vậy tính ra, Uyển Dung là ngoại tằng tôn nữ của cô ruột của Đoan Khang Thái phi, quan hệ hôn nhân cực kì phức tạp và chặt chẽ. Bên cạnh đó, vợ cả của Bối lặc Dục Lãng là Hách Xá Lý thị, chị ruột của Kính Ý Thái phi, như vậy Uyển Dung lại là ngoại tôn nữ của Kính Ý Thái phi. Đây có lẽ là nguyên nhân duy nhất khiến cuối cùng Kính Ý Thái phi chịu nhượng bộ, tuyển chọn Uyển Dung cho vị trí Hoàng hậu.

Trở thành Hoàng hậu

Ảnh chụp Uyển Dung khi còn là Hoàng hậu trong Tử Cấm Thành

Năm 1922, ngày 10 tháng 3 (dương lịch), Tuyên Thống Đế tuyên bố công văn:"Nghị tuyển, chọn con gái của Khinh xa Đô úy Vinh Nguyên là Quách Giai thị lập làm Hoàng hậu. Lại chọn con gái của Đoan Cung là Ngạch Nhĩ Đức Đặc thị, phong làm Thục phi".

Ngay lúc đó, chính phủ Trung Hoa dân quốc cho Thanh thất ưu đãi điều kiện là “Đại Thanh hoàng đế sau khi từ vị, tôn hào vẫn còn không phế, Trung Hoa dân quốc lấy các ngoại quốc quân chủ lễ nghi để đối đãi với Thanh thất”. Vì thế, hôn lễ của Phổ Nghi vẫn là hoàn toàn rập khuôn Hoàng đế đại hôn lễ nghi, dân quốc chính phủ đặc chuẩn Hoàng hậu “Phượng dư” (凤舆) từ Đông Hoa môn nâng tiến Tử Cấm Thành. Sau hơn nửa năm chuẩn bị kĩ lưỡng. Ngày 21 tháng 10, diễn ra lễ Nạp thái, sang ngày 12 tháng 11, diễn ra Thân chinh đại lễ. Ngày 29 tháng 11, tiến hành sách phong Ngạch Nhĩ Đức Đặc thị làm Thục phi, sáng sớm hôm sau (ngày 30 tháng 11) nhập cung, cũng trong ngày đó tuyên chỉ sách lập Quách Bố La thị làm Hoàng hậu. Cuối cùng, đại hôn diễn ra vào ngày 1 tháng 12 cùng năm, Uyển Dung chính thức trở thành Hoàng hậu nhà Thanh.

Tuy nhiên, hôn lễ của Hoàng hậu Uyển Dung có một thiếu sót lớn, đó là bà không được đưa kiệu vào cung thông qua Đại Thanh Môn - nơi bình thường không ai được đi qua, chỉ có Hoàng thái hậu và Hoàng đế được ra vào tự do, còn Hoàng hậu cũng chỉ đi qua một lần trong đời vào ngày Đại hôn[7]. Theo thông lệ của nhà Thanh, dù nhà Hoàng hậu ở phía nào của kinh thành thì đoàn lễ rước Hoàng hậu cũng phải đi qua cổng Đại Thanh, rồi từ cổng chính của Tử Cấm Thành là Ngọ Môn tiến vào cung, nhưng Uyển Dung chỉ được rước vào từ cổng Đông Hoa, chứng tỏ Hoàng hậu vào thời kỳ suy yếu này không còn nhiều tôn nghiêm so với các Hoàng hậu trước của triều Thanh.

Mặc dù Phổ Nghi không còn quyền lực tuyệt đối như một Thiên tử, Uyển Dung với tư cách của một Hoàng hậu vẫn phải chu toàn và tuân giữ các nghi lễ, nếp sống hoàng tộc trong Tử Cấm Thành. Phổ Nghi đối với bà khá sủng ái vì bà xinh đẹp, hiểu lễ nghĩa do cũng xuất thân gia giáo trung lưu, và đặc biệt là Uyển Dung rất giỏi tiếng Anh.

Trong suốt thời gian này, ngoài những lần Phổ Nghi hứng thú làm gián đoạn bằng những cuộc gọi ngắn thì Uyển Dung dành hết thời gian để học bên cạnh nữ gia sư. Trong thời gian ở Tử Cấm Thành, bà trú tại Trữ Tú cung, hay tiếp đãi những chuyến viếng thăm từ những thành viên trong gia đình và hưởng thụ một cuộc sống tương đối bình yên cùng Phổ Nghi trong Tử Cấm Thành. Hằng ngày, bà thường đọc sách, tiểu thuyết, tập viết tiếng Anh và luyện đàn piano. Trong một số ghi nhận, Uyển Dung có biểu hiện về bệnh tâm thần và có thể kéo dài chữa trị bằng thuốc phiện. Để giúp Uyển Dung, Phổ Nghi chủ động cho phép hoàng hậu hút thuốc phiện và dần dần trở nên nghiện. Bà cũng bắt đầu hút tobaco, một loại thuốc lá nặng.